Bước tới nội dung

César Cui

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
César Antonovich Cui
Це́зарь Анто́нович Кюи́
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
18 tháng 1, 1835
Nơi sinh
Vilnius
Mất
Ngày mất
24 tháng 3, 1918
Nơi mất
Sankt-Peterburg
Nguyên nhân
tai biến mạch máu não
An nghỉNghĩa trang Tikhvin
Giới tínhnam
Quốc tịchĐế quốc Nga
Nghề nghiệpnhà soạn nhạc, kỹ sư quân sự, nhà văn, sĩ quan quân đội, nghệ sĩ dương cầm, nhà phê bình âm nhạc, quân nhân, kỹ sư, nhà phê bình, nhà âm nhạc học
Gia đình
Anh chị em
Aleksandr Kyui
Hôn nhân
không rõ
Thầy giáoStanisław Moniuszko
Lĩnh vựcâm nhạc, soạn nhạc, âm nhạc học, sáng tác âm nhạc
Sự nghiệp nghệ thuật
Đào tạoTrường Kỹ thuật Nikolay
Thể loạiopera
Nhạc cụdương cầm
Thành viên củaMoguchaya kuchka, Belyayev circle
Tác phẩmMateo Falcone, Bữa tiệc thời bệnh dịch, Tiểu thư Fifi, Tù nhân vùng Kavkaz, The Mandarin's Son
Giải thưởngHiệp sĩ Huân chương Thánh Alexander Nevsky, Huân chương Thánh Anna hạng 1, Huân chương Thánh Anna hạng 2, Huân chương Thánh Anna hạng 3, Huân chương Đại bàng trắng, Huân chương Thánh Stanislaus hạng 1, Huân chương Thánh Stanislaus hạng 2, Huân chương Thánh Vladimir hạng 4, Huân chương Thánh Stanislaus hạng 3, Huân chương Thánh Vladimir hạng 3

César Antonovich Cui (tiếng Nga: Це́зарь Анто́нович Кюи́; sinh năm 1835 tại Vilna (nay là Vilnius), mất năm 1918 tại Sankt Peterburg[1]) là nhà soạn nhạc, nhà phê bình âm nhạc người Nga[2]. Ông là một trong năm thành viên của nhóm Hùng mạnh.

Cuộc đời và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

César Cui sinh ra trong một gia đình có cha là một sĩ quân đội Pháp cư trú tại Ba Lan, còn mẹ là người Litva. Ông học nhạc với S. Moniuszko được một thời gian. Chủ yếu Cui tự học nhạc và âm nhạc chỉ là cánh tay thứ yếu của ông. Sau ông được đào tạo tại một trường quân sự nổi tiếng của Sankt Peterburg, sau là trung tướng ngành thiết kế công sự, giáo sư về thiết kế của Viện Hàn lâm Thiết kế Quân sự từ năm 1878. Ông đã viết nhiều giáo trình có giá trị không nhỏ, là một nhà lý luận quân sự có tài năng. Năm 1865, Cui gặp Mily Balakirev và tán thành về những lý tưởng âm nhạc mang chất dân tộc Nga của nhà soạn nhạc này, nên nhanh chóng trở thành thành viên của nhóm Hùng mạnh[3].

Phong cách sáng tác

[sửa | sửa mã nguồn]

César Cui, nếu ta đem so sánh ông với những thành viên khác của nhóm Hùng mạnh, là người kém nổi bật trong sáng tác nhất, có lẽ bởi ông không coi trọng âm nhạc bằng quân sự (như đã nói ở trên thì ông chỉ coi âm nhạc chỉ là thứ yếu). Nhưng khó có thể có thành viên nào trong nhóm nhạc cổ điển nổi tiếng nhất nước Nga lại có thể thay thế Cui trong công việc lý luận phê bình âm nhạc, có thể là bởi ông là nhà lý luận quân sự có tài. Ông trở thành đôi mắt thẩm mỹ, có thể nói như vậy, của các thành viên còn lại trong nhóm. Nói chung những bài bút chiến của ông thì sắc bén chẳng khác gì lưỡi dao. Nôi dung của những bài bút chiến này là đấu tranh cho tư tưởng hiện thực trong âm nhạc Nga[3].

Các tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

César Cui có để lại 10 vở opera, nổi bật có William Ratcliffe (1869), Angielo (1876); 4 vở opera trẻ em; các bản giao hưởng-thanh nhạc và giao hưởng (trong đó có 4 tổ khúc); ba bản tứ tấu đàn dây; những khúc nhạc cho piano, cho piano-violin; những bản hợp xướng, hòa ca thanh nhạc, romance (khoảng 259 bài); những ca khúc danh cho thiếu nhi[3].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Назаров, А.ф. Цезарь Антонович Кюи (Moscow: Muzyka, 1989), p. 221.
  2. ^ As Cui wrote to Felipe Pedrell in 1897: "Bien que russe, je suis d’origine mi-française, mi-lithuanienne." See Geoffrey Norris and Lyle Neff. "Cui, César." Grove Music Online. Oxford Music Online. Oxford University Press, accessed ngày 29 tháng 10 năm 2012, http://www.oxfordmusiconline.com/subscriber/article/grove/music/06938.
  3. ^ a b c Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007
  • Guglielmi, Edoardo. "Cesar Cui e l'Ottocento musicale russo," Chigiana, v. 25, no. 5 (1968), p. 187-195.
  • Mercy-Argenteau, La Comtesse de, César Cui: esquisse critique. Paris: Fischbacher, 1888.
  • Муселак, Аири [Musielak Henri]. "Предки Кюи" ["Cui's Forbears"], Советская Музыка, 1979, no.10, p. 141-142.
  • Назаров, Александр Федорович [Nazarov, Aleksandr Fedorovich]: Цезарь Антонович Кюи. Москва, 1989. «Музыка». ISBN 5714001516
  • Neef, Sigrid. Handbuch der russischen und sowjetischen Oper. 1. Aufl. Kassel: Bärenreiter, 1989, c1985.
  • _______. Die Russischen Fünf: Balakirew, Borodin, Cui, Mussorgski, Rimski-Korsakow. Berlin: E. Kuhn, 1992.
  • Neff, Lyle Kevin. Story, style, and structure in the operas of César Cui. Ph.D. dissertation, Indiana University, United States—Indiana. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2010, from Dissertations & Theses: A&I. (Publication No. AAT 3054368) (Abstract)
  • Norris, Geoffrey and Neff, Lyle. "Cui, César [Kyui, Tsezar' Antonovich]," Grove Music Online. Ed. L. Macy. (Accessed ngày 9 tháng 3 năm 2008), <http://www.grovemusic.com Lưu trữ 2008-05-16 tại Wayback Machine> (Subscription required)
  • Stasov, V.V. "Цезарь Антонович Кюи: биографический очерк" ["César Antonovich Cui: A Biographical Sketch."] Артист [Artist] [Moscow], no. 34 (1894); reprinted and edited in his Избранные сочинение: живопись, скульптура, музыка. В трех томах. Т. 3. [Selected Works: Painting, Sculpture, Music. In three vols. Vol. 3.] Москва: Искусство, 1952, p. 387-408.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]